2. chế độ đảm bảo an toàn cho trẻ
Điều 13 : BGH nhà trường và giáo
viên phải chịu trách nhiệm về mọi trường hợp trẻ ở trường bị thất lạc hoặc bị
các tai nạn có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Điều
14 : Khi
xảy ra những sự việc trên nhà trường phải sử lí kịp thời , báo cáo ngay cho cấp
quản lí trực tiếp và gửi tiếp văn bản báo cáo cụ thể.
Điều
15 : Giáo
viên phải trông nom chăm sóc trẻ trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi.
Điều
16: phòng
tránh hóc sặc:
- Thức ăn cho trẻ
phải nhặt bỏ hết vỏ, xương và có chế độ loãng , đặc nhỏ, nhừ, theo chế độ ăn
của từng lứa tuổi.
- Cho trẻ ăn các
loại trái cây có hạt phải tách bỏ hạt trước và theo dõi khi trẻ ăn.
- Không cho trẻ ăn
uống khi trẻ nằm , đang khóc, đang buồn ngủ, đang ho.
- Cấm bịt mũi trẻ ,cấm
dùng thìa ngáng miệng trẻ để đổ thức ăn , ép trẻ nuốt
- không cho trẻ mang
theo những đồ vật nhỏ , những hạt dễ nuốt . Khi trẻ chơi những đồ vật nhỏ phải
có cô theo dõi , nhắc nhở để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Điều
17 : phòng
ngộ độc( thức ăn, nước uống, thuốc):
- Không cho trẻ ăn
thức ăn sống, kém chất lượng, ôi thiu. Thức ăn phải được cất đậy cẩn thận , vệ
sinh. Nhà trường phải kí hợp đồng mua thực phẩm sạch với các nhà cung cấp tin
cậy , có địa chỉ rõ ràng.
- Không dùng đồ chơi
, dụng cụ đựng thức ăn làm bằng nguyên liệu có thể gây độc cho trẻ .
- Cho trẻ dùng thuốc
phải đúng hướng dẫn của y tế về liều lượng, thời gian và cách cho uống.
- Tủ thuốc phải đặt
ở cao, ngoài tầm với của trẻ, các loại thuốc phải có dán nhãn, ghi tên thuốc,
công dụng,liều lượng và hạn sử dụng. Thuốc uống không được để chung với thuốc
dùng ngoài.
- Diêm, xà phòng,
thuốc sát trùng, chỉ được để ở nơi quy định trẻ không lấy được.
- GV, CBCNV không
được đưa thuốc của mình dùng hoặc các loại thuốc khác như thuốc bả chuột , dung
dịch sát trùng, hóa chất, mỹ phẩm có hại vào lớp.
Điều
18: phòng
tai nạn gây chấn thương:
- Thường xuyên kiểm tra
nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ , chỗ nào hỏng phải được sửa chữa ngay , có
đảm bảo an toàn mới được sử dụng cho trẻ.
- Cửa sổ phải có móc
cố định .Cửa sổ , hành lang trên cao phải có chấn song , khoảng cách giữa các
chấn song dưới 15cm và phải đặt song song theo chiều thẳng đứng
- không cho trẻ chơi
những đồ dùng có thể gây chấn thương như dao,kéo , thủy tinh, đồ vật nhọn .
Điều
19 : phòng
điện giật:
- Cầu dao, phích
cắm, công tắc và dây điện phải đặt ngoài tầm với của trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra
các dây điện cũ , nếu thấy những chỗ không đảm bảo an toàn phải thay ngay.
- Lò sưởi điện, quạt
điện, phải đặt ở nơi cao hoặc có phương tiện bảo hiểm.
- Cấm vắt quần áo
ướt lên lò sưởi điện, bàn là điện để sấy khô.
Điều
20 :phòng bỏng
- Trước khi cho trẻ
ăn uống phải ktra độ nóng của thức ăn , nước uống, vừa uống mới được mang vào
lớp và cho trẻ ăn.
- không cho trẻ chơi
gần bếp, gần nơi chia cơm, nơi để nước nóng, không để xoong cơm, canh, thức ăn
nóng đến chia tại bàn trẻ. Đèn dầu, phích nước sôi phải để quá tầm với tay trẻ.
- Tuyệt đối không
được đun nấu,là quần áo trong phòng của trẻ . Phòng của trẻ ở gần bếp phải có
chắn ngăn cách.
Điều
21: phòng
cháy nhà
- Những chất dễ cháy
như thùng xăng, thùng dầu...không được để ở gần trường, lớp học và gần nơi đun
nấu.
- Nghiêm túc thực
hiện chế độ an toàn khi sử dụng bếp ga.
- Trường mầm non
nhất thiết phải có bình cứu hỏa để phòng cháy. Phải thực hiện đúng luật phòng
cháy, chữa cháy.
- khi cháy trường
hoặc cháy khu vực gần trường , tất cả GV, NV của trường phải tập trung chuyển
hết trẻ ra ngoài( trước hết là trẻ ở gần khu vực cháy, trẻ bé, trẻ đang ngủ,trẻ
lớn) rồi mới được chạy đồ đạc .
Điều
22 : phòng chết đuối, thất lạc
- Trường mầm non
phải có tường rào, cổng, cửa chắc chắn. Sau giờ đón trẻ phải đóng kín cổng ra
vào.
- Giếng, bề nước
phải có thành cao và có nắp đậy chắc chắn .
- Cô không được đưa
trẻ ra ao, ra giếng.
- Dẫn nhiều trẻ đi
chơi ngoài trời phải có 2 cô đi theo: 1 cô đi trước, một cô
đi sau.
- Phải quản lí trẻ
chặt chẽ vào các giờ đón trả, giờ đi chơi.