Những bệnh thường gặp vào mùa nắng
Tiêu chảy
Nhất là tiêu chảy cấp, mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng thức ăn dễ bị hư thiu. Môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.
Ngộ độc thức ăn
Thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được chế biến bảo quản đúng cách sẽ gây ra ngộ độc thức ăn. Nhất là môi trường học đường như nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non. Vì lý do sức đề kháng của trẻ với các loại vi khuẩn kém.
Nhiễm siêu vi:
Mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn khiến trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ …Đối với những bệnh do siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ. Bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, cũng có một số siêu vi gây ra các bệnh nguy hiểm như; Sốt xuất huyết, tay chân miệng, Sởi, Cúm, Thủy đậu, viêm não nhật bản, viêm màng não ở trẻ em…
Các bệnh lý khác
Với thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy. Hơn nữa, trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, do cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng. Đo đó việc chăm sóc trẻ mùa nắng nóng luôn được quan tâm hàng đầu.
Chăm sóc trẻ mùa nắng nóng bằng các biện pháp sau
Tạo những thói quen vệ sinh cá nhân tốt:
Như rửa tay sạch sẽ – đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Thói quen này sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình. Rửa tay được xem như “liều vắc xin miễn phí” cho mọi người.
Chăm sóc cho trẻ mùa nắng (nguồn internet)
Ăn uống hợp vệ sinh:
Chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ qui định an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa. Vấn đề này nên được quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc trẻ
Tạo môi trường sống trong lành và an toàn:
Giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm. Phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn. Nó là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, phụ huynh có thể tạo thói quen ngủ mùng, tham gia phong trào diệt lăng quăng…
Tăng cường lượng dịch uống:
Bổ sung nguồn nước đầy đủ cho trẻ là một trong những biện pháp Chăm sóc cho trẻ mùa nắng nóng. Đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như; các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… Các loại dung dịch này giúp cơ thể trẻ luôn mát mẻ và có sức đề kháng tốt.
Thực hiện tốt việc “nuôi con bằng sữa mẹ”:
Đây là biện pháp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi. Sữa mẹ ngoài dưỡng chất quan trọng còn có một lượng kháng thể giúp trẻ phòng tránh bệnh tật.
Tiêm ngừa đầy đủ:
Bố mẹ cần lưu ý tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo quy trình của bộ y tế. Đây là biện pháp phòng ngừa bảo vệ hiệu quả cho trẻ.
Thầy thuốc Việt Nam tổng hợp